Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm chăm sóc bé - Phần 19

(lamchame)


Sử dụng thuốc bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào?

Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết được cung cấp hằng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13, gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP.). Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản. 

Những bước tiến mới trong việc nghiên cứu vitamin 
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin. Nếu hằng ngày, ăn uống đầy đủ chất, với 600g thức ăn ta sẽ được cung cấp khoảng 1g vitamin. 
Hiện nay, việc nghiên cứu về tác dụng của vitamin đã có nhiều bước tiến mới. Ngoài chức năng dinh dưỡng, nhiều công trình khoa học còn ghi nhận chức năng sinh hóa mới của một số vitamin; như vitamin K có thêm chức năng tham gia chuyển hóa canxi, vitamin D tham gia vào chức năng miễn dịch (tức sự đề kháng) của cơ thể, vitamin B6 tham gia điều hòa các chất sinh học có cấu trúc steroid (như hormon sinh dục) v.v... Đặc biệt, có 3 vitamin được công nhận có tác dụng chống ôxy hóa là vitamin C, vitamin E, beta-caroten (tức tiền vitamin A). Đây là những vitamin có thể vô hiệu hóa các gốc tự do (là các chất có hại cho cơ thể) giúp bảo vệ tế bào, mô, phòng ngừa một số bệnh, làm chậm quá trình lão hóa. 

Những đối tượng nào cần được bổ sung vitamin? 
Nếu hằng ngày ta ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. Đặc biệt, nên tăng cường rau cải, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Nên lưu ý một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin như người ăn kiêng (người ăn chay trường), người bệnh (nhiễm khuẩn, bỏng, phẫu thuật), người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nghiện rượu, hút thuốc nhiều... Riêng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin; hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết. 

Trẻ bình thường có cần thiết bổ sung vitamin? 
Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không bảo đảm (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K. 

Những lưu ý khi dùng bổ sung vitamin cho trẻ 
- Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. 
- Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, vì dùng quá liều sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại multivitamin ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. 
- Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.


http://shoptretho.com.vn
Read more...

Kinh nghiệm chăm sóc bé - Phần 17 (Thực đơn ăn dặm cho bé từ 10-12 tháng)

(lamchame)


CÁCH NẤU MỘT SỐ LOẠI BỘT CHO TRẺ 10-12 THÁNG TUỔI

Cách cho ăn:
- Ngày cho ăn từ 3-4 bữa bột đặc
- Bú mẹ theo yêu cầu của bé 
- Uống nước hoa quả và ăn hoa quả chín nghiền nát 2-3 lần / 1 ngày
Một số mẫu công thức bột:

1. Bột lạc:
- Lạc rang chín giã nhỏ mịn: 4 thìa cà phê
- Bột gạo : 5 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con
- Rau xanh: 2 thìa cà phê
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

2. Bột đậu xanh bí đỏ:
- Bột gạo xay lẫn đậu xanh (1kg gạo + 2 lạng đậu xanh): 5 thìa
- Bí đỏ : 4 miếng nhỏ nghiền nát
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa
- Nước : 1 bát con
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

3. Bột cua:
- Bột gạo tẻ: 5 thìa cà phê
- Nước lọc cua: 1 bát ăn cơm (5 con)
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

4. Bột tôm:
- Bột gạo: 5 thìa cà phê
- Tôm tươi: 3 thìa (bỏ vỏ giã nhỏ)
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con 
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

5. Bột trứng: 
- Bột gạo: 5 thìa cà phê
- Trứng gà: 1 lòng đỏ hoặc 4 quả trứng chim cút
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con 
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

6. Bột thịt:
- Bột gạo: 5 thìa cà phê
- Thịt nạc: 3 thìa cà phê
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con 
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

7. Bột cá:
- Bột gạo: 5 thìa cà phê
- Cá gỡ bỏ sạch xương: 3 thìa cà phê
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con 
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê

8. Bột gan:
- Bột gạo: 5 thìa cà phê
- Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 3 thìa cà phê
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1-2 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2-3 thìa cà phê
- Nước : 1 bát con 
- Nước mắm : 2/3 thìa cà phê


http://shoptretho.com.vn - Thiên đường cho bé
Read more...

Thấp và nhỏ mặc jeans như thế nào?

'Những phụ nữ thấp và nhỏ nhắn thường khó chọn một chiếc quần jeans phù hợp với vóc dáng của mình. Tuy nhiên, nếu họ biết cách chọn lựa và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi shopping thì việc chọn lựa một chiếc quần jeans sẽ dễ dàng hơn nhiều. '

Dạy con làm quen với toán

'Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thứ đơn giản hiện diện xung quanh chúng ta có thể sử dụng để dạy cho bé ở tuổi từ 3 - 5 học môn toán. Học mà chơi, chơi mà học, bé sẽ làm quen từ từ với những khái niệm về toán học.'

Chương trình khuyến mại " Đổi vỏ Baby Dream lấy khăn ướt Rosy"

'Chương trình khuyến mại " Đổi vỏ Baby Dream lấy khăn ướt Rosy" thật hấp dẫn chương trình áp dụng từ ngày 07/11/2011 đến hết ngày 30/11/2011'

Mang thai thừa Vitamin A có sao không?

'Chào bác sĩ, theo những thông tin em tìm hiểu thì nếu thừa Vitamin A khi mang thai thì sẽ gây ra tình trạng thai nhi bị dị dạng. Em đang có bầu tháng thứ 2, nên chết độ dinh dưỡng cần thiết thế nào để cơ thể bà bầu không bị thừa vitamin A. Cảm ơn bác sĩ !'

8 nên, 7 tránh trong phòng the

'Một bí quyết quan trọng bậc nhất trong phép dưỡng sinh nơi phòng the của Đông y là nguyên lý “Thất tổn bát ích”, nghĩa là 7 thứ làm hao tổn và 8 thứ có ích đối với sức khỏe, tuổi thọ và tiềm năng tính dục.'

Tử vi - Cách đặt tên cho con yêu.

'Con người khi sinh ra được đặt tên một cách trang trọng.Từ khi có Tên, người đó mới coi như chính thức bước vào xã hội loài người với sổ bộ ghi chép, với giấy khai sinh và hơn thế nữa với bao hoài bão ước mơ chức đựng trong cái Tên đó.Cái Tên sẽ theo suốt cuộc đời của người mang nó như luôn soi rọi mọi hành vi mà người đó mang theo, đúng hay không đúng với cái Tên mình đã mang.'

Những thời điểm không nên thụ thai

'Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và bất kỳ ai sau khi kết hôn cũng khao khát được làm mẹ. Song không ít người do chưa trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thai nghén nên xảy ra những điều ngoài mong đợi trong quá trình mang thai và sinh con '

Món ngon cho con

'Với trẻ nhỏ, việc chế biến các món ăn nhiều màu sắc, mới lạ mà đủ chất dinh dưỡng khiến bé thích thú và tạo cảm giác ngon miệng.'

 
Shop Trẻ Thơ | Thông tin cần thiết cho mẹ và bà bầu © 2011 Shop Tre Tho &

Chuyen cung cap do so sinh tron goi