Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm chăm sóc bé - Phần 5

(lamchame)


GIẤC NGỦ CỦA BÉ
I. Thức giấc ban đêm 
Trẻ mới sinh có những chu kỳ giấc ngủ không đều trong vòng 6 tháng đầu. Trẻ lớn dần lên, nhu cầu ngủ ngày càng giảm. Tuy nhiên nhu cầu ngủ ở mỗi trẻ khác nhau, nhưng thời gian tỉnh giấc chỉ kéo dài 5 phút và rất dễ dàng ngủ lại.Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16 - 17 giờ trong một ngày. Chúng có thể ngủ 1 hoặc 2 giờ trong 1 giấc. Trẻ sơ sinh "lẫn lộn" ngày và đêm và hầu hết chúng ngủ nhiều ban ngày. Ðể cố gắng phá vỡ ngủ ngày nhiều thì phải làm cho trẻ thức nhiều ban ngày. Khi cho trẻ ăn uống hoặc thay tả lót ban đêm thì cố gắng giữ yên lặng để trẻ có thể ngủ lại dễ dàng. Nên nhớ rằng trẻ ngủ ngày càng nhiều thì thức đêm càng nhiều.
II. Các bước thực hiện để tránh thức giấc ban đêm 
1. Không cho phép trẻ ngủ quá nhiều, quá lâu ban ngày. Ví dụ nếu trẻ ngủ 4 giờ ban ngày thì cố gắng đánh thức trẻ dậy sau 3 giờ rưỡi, 3 giờ rồi 2 giờ. Như vậy trẻ sẽ ngủ dài hơn về ban đêm.
2. Ðặt trẻ vào cũi (giường) từ khi bắt đầu lơ mơ ngủ. Tốt nhất là đặt trẻ thoải mái. Nếu bạn bế hoặc ru đung đưa cho tới khi trẻ ngủ, trẻ sẽ phụ thuộc vào bạn, cần có bạn luôn ở bên cạnh mỗi khi thức giấc. Ðiều này làm trẻ không tự ngủ một mình. Tuy nhiên có nhiều trẻ thích ôm chăn gối hoặc ôm đồ chơi để ngủ.
3. Tránh đặt trẻ vào giường khi trẻ vẫn còn ngậm vú cao su. Trẻ có thể tỉnh giấc và khóc khi lấy vú cao su. Vú cao su không được dùng để giúp trẻ ngủ, nhưng làm thỏa mãn nhu cầu bú mút. Nếu trẻ ngậm vú cao su, nhẹ nhàng lấy vú cao su ra trước khi đặt trẻ vào giường.
4. Bạn nên đáp ứng chậm trễ đối với trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi. Hãy đợi 5 phút trước khi đi vào kiểm tra trẻ khóc bởi vì trẻ có thể ngủ lại trong vài phút. Nếu trẻ tiếp tục khóc, bạn vào kiểm tra trẻ thì nên tránh bật đèn, tránh bế trẻ lên, tránh ru đung đưa trẻ, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, đợi vài phút nữa rồi hãy vào kiểm tra trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa nín, phải đảm bảo chắc chắn trẻ không bị đói, bị ướt, bị bẩn, bị sốt nhẹ hoặc những dấu hiệu phản ứng của ốm đau. Nếu trẻ bị ốm, những gợi ý trên nên được nới lỏng. Khi trẻ khỏe hơn, lại bắt đầu thiết lập (kiểu ngủ trên).
III. Làm thế nào để tránh những vấn đề về giấc ngủ ở tuổi chập chững và lứa tuổi trước khi tới trường 
Rất nhiều các bậc cha mẹ thấy trẻ em ở tuổi chập chững tập đi không thích ngủ ban ngày, trẻ thường kháng cự việc bắt đi ngủ, đặc biệt nếu chúng có anh chị em ruột đang còn thức. Trẻ em ở giai đoạn này cần nhu cầu ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày.Ðể giúp trẻ chuẩn bị ngủ tốt, cần đảm bảo có 1 chút thời gian yên lặng trước khi ngủ. Nên tạo ra thói quen thường lệ vui vẻ như: đọc sách chuyện, hát hoặc là tắm nước ấm sẽ giúp cho trẻ hiểu rằng sắp đến giờ đi ngủ. Cố gắng thiết lập thời gian biểu cố định cho trẻ, ngủ đúng giờ quy định hàng tối, giấc ngủ của trẻ sẽ được điều chỉnh hài hòa. Nếu cha mẹ làm việc tới tận khuya, cố gắng bớt chút thời gian chơi với trẻ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, chơi vui với trẻ ngay lúc trước thời gian ngủ có thể làm trẻ bị kích thích và sẽ không thể ngủ được. Nhiều trẻ thích ôm gấu bông hoặc đồ chơi khi ngủ. Nhiều trẻ khác thích ôm chăn, gối. Những "vật dụng ưa thích" này thường giúp trẻ dễ ngủ, lại được đặc biệt với trẻ thức dậy lúc nửa đêm. Bất kỳ "vật dụng ưa thích" trẻ ôm ấp khi ngủ đều phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Con gấu nhồi bông có thể có dải dây, khuy cúc hoặc các thành phần khác có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Kiểm tra cẩn thận sự chắc chắn của đường may các con vật nhồi bông vì nếu bung, chất nhồi bên trong con vật ra có thể gây ngạt thở trẻ.
Cần đảm bảo nhiệt độ thích hợp trong phòng, đảm bảo quần áo không gây hạn chế sự cử động của trẻ. Nên đặt trẻ vào giường khi trẻ còn thức, trẻ có thể muốn để đèn ngủ hoặc để cửa mở một chút. Cố gắng nắm vững nhu cầu của trẻ trước thời gian ngủ để trẻ không chơi miệt mài và trốn tránh đi ngủ.Không nên vào phòng ngay khi trẻ gọi hoặc kêu khóc vì trẻ sẽ nhanh chóng biết là bạn luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ khi ngủ. Nên tránh không cho trẻ ngủ với bạn. Ðiều này cần thực hiện nghiêm khắc với trẻ biết phải tự ngủ một mình. Hãy làm những điều sau đây khi trẻ gọi:

- Ðợi vài giây trước khi trả lời. Thời gian đợi trả lời mỗi lần sẽ lâu hơn để trẻ có cơ hội tự ngủ lại.

- An ủi trẻ là bạn đang ở đó, nếu cần phải vào phòng trẻ thì bạn không nên ở đó quá lâu.

- Rời xa khỏi giường trẻ sau khi động viên trẻ dần dần bạn chỉ cần nói lời động viên an ủi từ phòng bên cạnh.
IV. Cơn ác mộng 
Cơn ác mộng là những giấc mơ kinh hãi tiếp sau tự tỉnh giấc hoàn toàn. Chúng thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, khi mơ sâu nhất. Sau khi cơn ác mộng kết thúc, trẻ thường thức dậy và nói với bạn tất cả những gì xảy ra. Trẻ có thể khóc, sợ hãi và có nhận biết có sự có mặt của bạn. 

Xử trí cơn ác mộng: 

- Ðến với trẻ càng nhanh càng tốt. 
- Ðánh thức trẻ, an ủi trẻ rằng bạn đang có mặt ở đó và đừng để điều gì có hại đến trẻ. 
- Nên bật đèn một lúc để an ủi trẻ. 
- Nếu trẻ đang khóc hoặc sợ run rẩy, làm trẻ bình tĩnh và yên lòng lại. 
- Nên nhớ rằng cơn ác mộng là có thật ở trẻ, hãy lắng nghe trẻ nói và khuyến khích trẻ nói tất cả những gì xảy ra trong giấc mơ. Khi trẻ đã yên lòng thì động viên trẻ ngủ tiếp tục.
V. Cơn hoảng loạn ban đêm 
Nó khác với cơn ác mộng. Nó hiếm gặp hơn. Cơn hoảng loạn ban đêm xảy ra khi chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nông, thường là 1 giờ sau khi ngủ. Trong cơn hoảng loạn ban đêm hầu như không thể đánh thức trẻ được mặc dù trẻ đang kêu gào, đấm đá, hoặc nhìn chằm chằm vào bố mẹ. Chăm chú nhưng không nhận ra được bố mẹ, trẻ cũng có thể toát mồ hôi, run sợ, thở hổn hển và chạy quanh phòng.Trẻ có thể đẩy bạn, đặc biệt nếu bạn cố gắng cản trở trẻ. Cơn hoảng loạn kéo dài 45 phút. Trẻ dường như ngủ lại ngay. Thực tế trẻ không bị thức giấc. Giống như cơn ác mộng cơn hoảng loạn có thể là hiện diện những gì trẻ thấy được ban ngày hoặc những gì có liên quan đến cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, không giống như cơn ác mộng, trẻ không nhớ gì về cơn hoảng loạn đó. 
Xử trí cơn hoảng loạn:
- Hãy làm yên lòng trẻ vì các bậc cha mẹ thường lo sợ hơn là trẻ em. 
- Ðừng đánh thức trẻ. Nếu trẻ cố đi ra khỏi giường, nhẹ nhàng ngăn cản trẻ lại. Nên nhớ rằng trẻ có thể nằm thoải mái và ngủ lại một cách lặng lẽ ngay tức khắc. 
- Nếu trẻ có cơn hoảng loạn, cần phải giải thích cho người giữ trẻ biết là điều gì có thể xảy ra và phải làm gì. 

Cơn hoảng loạn xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi nhi đồng và thường mất đi ở lứa tuổi đến trường. Nó hiếm xảy ra và không kéo dài. Nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài thì phải đến khám bác sĩ Nhi khoa.
VI. Đi khi ngủ và nói khi ngủ 
Dậy đi lại khi đang ngủ và nói khi ngủ là hiện tượng phổ biến khi trẻ thức tỉnh lúc ngủ sâu. Trẻ em dậy đi lại khi đang ngủ thường sẽ tự trở về giường và không nhớ là mình đã đi ra khỏi giường. Thật là khó thức tỉnh trẻ lúc vừa đi vừa ngủ và lúc nói khi ngủ. Ði lại khi đang ngủ có xu hướng tính chất gia đình. Hầu hết trẻ vượt qua vấn đề này sau 6 tuổi. Phải đảm bảo trẻ không bị tổn thương trong lúc dậy đi lại khi đang ngủ thì bạn phải dọn dẹp buồng ngủ, dọn đồ chơi và chỉ cần dắt trẻ vào giường.
Nghiến răng: Nghiến răng gây ra những âm thanh không dễ chịu nhưng không có hại cho răng. Nó thường liên quan đến sự căng thẳng, lo âu và thường mất đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó có thể tái xuất hiện khi có sang chấn tâm lý.
VII. Tìm nguyên nhân của vấn đề giấc ngủ 
Ðầu tiên là phải tìm hiểu những vấn đề trẻ hoạt động, hành động trong ngày, để có thể có sự giải thích đơn giản vì sao trẻ có những vấn đề về giấc ngủ. Phải xem trẻ có ngủ quá nhiều ban ngày không? Trẻ có xem vô tuyến hoặc chơi điện tử quá nhiều không? Những sang chấn tâm lý mà bạn chịu đựng cũng có ảnh hưởng đến với trẻ. Thậm chí chỉ những thay đổi dường như rất nhỏ với bạn cũng có thể làm phiền nhiễu đến cuộc sống của trẻ. Những vấn đề như: cha mẹ đánh nhau, mới ly hôn, có người chết trong gia đình, có người ốm yếu, đánh nhau giữa anh chị em, những vấn đề ở trường học, phim ảnh, có thêm đứa trẻ mới trong gia đình hoặc thậm chí mới có giáo viên mới. Thảo luận với bác sĩ nhi khoa về vấn đề giấc ngủ của trẻ để giữ chế độ giấc ngủ cho trẻ là cần thiết. Thiết lập biểu đồ như sau: Trẻ ngủ ở đâu, thời gian đặt trẻ vào giường, bao lâu sau thì trẻ ngủ, trẻ dậy sáng lúc mấy giờ, ngủ trưa lúc mấy giờ và kéo dài bao lâu. Trẻ thức giấc lúc mấy giờ đêm, sau bao lâu thì ngủ lại, bạn làm gì để an ủi, làm yên lòng trẻ. Có gì thay đổi hoặc sang chấn tâm lý xảy ra trong gia đình, thậm chí xảy ra trước khi trẻ đi ngủ. Nên nhớ rằng mỗi trẻ có sự khác nhau, không thể có mẫu chung giấc ngủ và vấn đề về giấc ngủ cho mọi trẻ. Nếu giấc ngủ còn có vấn đề về thể chất hoặc tinh thần làm trẻ không ngủ được. Nên lưu ý rằng ở mỗi trẻ có sự khác nhau và hầu hết vấn đề về giấc ngủ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn hãy bắt đầu thực hiện chế độ giấc ngủ và thảo luận vấn đề này với bác sĩ nhi khoa.


http://shoptretho.com.vn - Thiên đường cho bé
 
Shop Trẻ Thơ | Thông tin cần thiết cho mẹ và bà bầu © 2011 Shop Tre Tho &

Chuyen cung cap do so sinh tron goi